Bài viết chia sẻ các bài tập phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não thường được sử dụng hiện nay. Các bài tập này sẽ giúp người bệnh hạn chế các di chứng của căn bệnh, nhanh chóng phục hồi.
Tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm, thường gây ra những di chứng nguy hiểm, để lại hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong.
Tai biến mạch máu não có hai loại: nhồi máu não (do nghẽn / tắc mạch) hoặc chảy máu não (do vỡ mạch). Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh, ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra, nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh của hệ thần kinh phổ biến nhất hiện nay.
Ở Việt Nam, hiện tại (2018) hằng năm có khoảng 230.000 ca mới. Khoảng 20 % tử vong trong vòng 1 tháng, 5 % – 10 % trong vòng 1 năm. Khoảng 10 % hồi phục không di chứng, 25-30% tự đi lại phục vụ bản thân được, 20-25% đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt, 15-25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.
Vì vậy, ngay từ khi bệnh nhân còn ở viện, người nhà phải có kế hoạch tập phục hồi chức năng ngay cho người bệnh để hạn chế tối đa những di chứng.
Tập phục hồi chức năng cho người tai biến như thế nào ?
Giai đoạn đầu : Khi người bệnh chưa tự động cử động đi lại được
Các kỹ thuật phục hồi chức năng trong giai đoạn này diễn ra thụ động với sự giúp đỡ của người nhà. Chúng ta nên lăn trở bệnh nhận từ 2-3 giờ một lần, không để người bệnh nằm lâu 1 tư thế.
Nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn hôn mê cần thực hiện các động tác co giãn, xoay trở các khớp nhằm phòng ngừa teo cơ cứng khớp.
Khi bệnh nhân tỉnh lại nên cho tự tập nghiêng phải, nghiêng trái giường, thực hiện các bài tập vận động khớp vai.
Thêm vào đó, cần thực hiện các động tác tập vận động cho khớp khuỷu bằng cách gấp duỗi khuỷu với sự trợ giúp của tay lành.
Vận động với khớp cổ - bàn - ngón tay. Tập dồn trọng lượng lên chân liệt bằng bài tập nằm nâng mông lên nhờ sự trợ giúp của 2 chân.
Giai đoạn người bệnh đã tự tập được
Với những bệnh nhân đã tự tập được cần thực hiện thường xuyên các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như thay quần áo, mặc quần áo, cài khuy, buộc dây dày để các ngón tay được linh hoạt hơn.
Thêm vào đó nên thực hiện các bài tập đứng thăng bằng, gập người sang hai bên, đi bộ và đạp xe thể dục hàng ngày. Việc tập luyện này có thể giúp bệnh nhân dần làm quen với cảm giác vận động cho toàn bộ cơ thể.
Sử dụng xe đạp tập phục hồi chức năng để đạt hiệu quả tốt hơn |
>>> Xem ngay : 6 mẫu xe đạp tập có tựa lưng cho người tai biến cực kỳ an toàn và hiệu quả
Nếu bệnh nhân mất tiếng nói nên cho bệnh nhân nghe hoặc đọc một câu chuyện nào đó sau đó yêu cầu bệnh nhân thuật lại. Cách tập này nên tăng dần mức độ khó và khoảng 20 giờ mỗi tuần.
Thông thường bệnh phục hồi khá tốt trong ba tháng đầu, phục hồi chậm hơn ba tháng tiếp theo, ngoài sáu tháng ra thì phục hồi rất chậm. Người nhà nên động viên tư tưởng và chăm sóc kỹ cho bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ điều trị.
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.